Phần mềm cơ sở dữ liệu giá tại địa phương

I.    Căn cứ:

•      Luật giá 2012 số 11/2012/QH13 quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực giá; hoạt động quản lý, điều tiết giá của Nhà nước, áp dụng với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh; người tiêu dùng; cơ quan nhà nước; tổ chức, cá nhân khác liên quan đến hoạt động trong lĩnh vực giá trên lãnh thổ Việt Nam;

•      Nghị định số 149/2016/ND-CP ngày 11/11/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 177/2013/ND-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật giá;

•      Thông tư số 142/2015/TT-BTC ngày 4/9/2015 của Bộ Tài chính quy định về CSDL quốc gia về giá;

•      Công văn số 972/BTC_QLG về việc hướng dẫn xây dựng CSDL về giá tại địa phương;

•      Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước;

•       Thông tư số 116/2018/TT-BTC ngày 28/11/2018 của Bộ Tài chính quy định về chế độ báo cáo giá thị trường;

Nhu cầu của đơn vị.

II.  Sự cần thiết:

-  Theo Thông tư số 116/2018/TT-BTC ngày 28/11/2018 quy định chế độ báo cáo thị trường thay thế thông tư số 55/2011/TT-BTC ngày 29/04/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ báo cáo giá thị trường đã quy định cụ thể về danh mục các mặt hàng Sở Tài chính phải thực hiện báo cáo về Bộ Tài chính, trong tổng số 150 mã hàng, các Sở Tài chính tuỳ theo điều kiện giao dịch cụ thể tại địa phương sẽ lựa chọn khoảng 110 mặt hàng để báo cáo, các mặt hàng được lựa chọn phải dải đều theo 11 giỏ hàng hoá, đảm bảo các tiêu chí về khai thác dữ liệu, cũng như phục vụ được công tác dự báo CPI. Định kỳ nhập liệu là 01 lần/tháng vào ngày cuối cùng hàng tháng.

- Theo thông báo số 7188/BTC-QLG ngày 18/06/2018 về việc Thông báo vận hành phần mềm cơ sở dữ liệu Quốc gia về giá quy định: Sở Tài chính phải cập nhật dữ liệu giá hàng hoá dịch vụ do UBND Tỉnh/Thành phố định giá: Dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt, giá dịch vụ vệ sinh môi trường đối với chất thải, chất rắn công nghiệp trên địa bàn thành phố; dữ liệu giá hàng hoá, dịch vụ thuộc diện báo cáo giá trị trường theo quy định của Bộ Tài chính; dữ liệu giá tính thuế tài nguyên do UBND Tỉnh/ Thành phố quy định.

- Hiện nay, CSDL quốc gia về giá do Bộ Tài chính chủ trì xây dựng chỉ cập nhật thông tin tổng hợp dựa trên các danh mục đã được quy định nhằm đảm bảo công tác phân tích và đánh giá tình hình giá cả thị trường nói chung trên cả nước. Sở Tài chính là đơn vị đầu mối tổng hợp số liệu và báo cáo lại Bộ Tài chính thông qua phần mềm. Toàn bộ dữ liệu được cung cấp để cập nhật trên phần mềm CSDL quốc gia về giá hiện đang được cán bộ phòng Quản lý giá tại Sở tài chính thu thập và cập nhập, theo dõi trên file exel sau đó mới được import vào phần mềm CSDL quốc gia về giá của Bộ Tài chính triển khai. Số liệu thường xuyên phải cập nhật chính vì vậy việc tổng hợp, thu thập và theo dõi số liệu để tổng hợp gửi Bộ Tài chính hiện nay đang và một vấn đề khó khăn đối với các cán bộ làm công tác về giá tại Sở Tài chính.

- Tại nghị định số 149/2016/NĐ-CP và Thông tư 142/2015/TT-BTC đã xác định rõ trách nhiệm của Bộ Tài chính và các Bộ, ngành, địa phương, … trong việc xây dựng CSDL quốc gia về giá và CSDL về giá tại địa phương, cụ thể:

“Cơ quan quản lý nhà nước về giá tại trung ương bao gồm Bộ Tài chính và Bộ ngành quản lý, lĩnh vực; ở địa phương là Sở Tài chính các tỉnh có trách nhiệm xây dựng hệ thống CSDL về giá phục vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngành, địa phương”

“Uỷ ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, tổ chức, cá nhân có liên quan xây dựng, khai thác và quản lý vận hành CSDL về giá tại địa phương, phối hợp với đơn vị quản lý CSDL quốc gia về giá để kết nối, chia sẻ thông tin từ CSDL về giá tại địa phương với CSDL quốc gia về giá”.

>> Như vậy Sở Tài chính xác định rõ mục tiêu CSDL về giá tại địa phương là bộ phận cấu thành CSDL quốc gia về giá để từ đó có trách nhiệm tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc phân công các Sở, ngành, phòng Tài chính – Kế hoạch các quận huyện, tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức triển khai xây dựng CSDL về giá tại địa phương, ban hành quy chế, hướng dẫn việc thu thập, cập nhật, khai thác và quản lý CSDL quốc gia về giá trên địa bàn tỉnh. Chủ trì phối hợp với các Sở quản lý ngành, lĩnh vực và Phòng Tài chính – kế hoạch các quận huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, các tổ chức cá nhân trên địa bàn xây dựng CSDL về giá riêng cho địa phương, thực hiện nhiệm vụ xây dựng, khai thác, sử dụng, quản lý CSDL quốc gia về giá.

- Tại công văn số 972/BTC-QLG ngày 24/01/2018 về việc hướng dẫn xây dựng CSDL về giá tại địa phương có nêu “Cùng với việc xây dựng CSDL quốc gia về giá do Bộ Tài chính chủ trì, thì tại các địa phương, Sở Tài chính là đầu mối có trách nhiệm xây dựng, chủ trì quản lý CSDL về giá tại địa phương mình”. Các nội dung về xây dựng CSDL về giá tại địa phương đã được Bộ Tài chính hướng dẫn tại công văn này nhằm tránh trùng lặp với CSDL quốc gia về giá khi xây dựng CSDL về giá tại địa phương.

Ngoài ra, hiện nay Phòng Quản lý giá của Sở Tài chính và các Phòng tài chính được giao chức năng, nhiệm vụ thẩm định giá các mặt hàng, vật tư, dịch vụ, đất đai, …theo thẩm quyền được giao. Việc thẩm định giá cần chặt chẽ và lưu trữ các nội dung thẩm định cẩn thận làm cơ sở xác định giá trị hàng hóa các mặt hàng, dịch vụ nhằm tham mưu cho lãnh đạo các đơn vị quyết định mua sắm đảm bảo tiết kiệm ngân sách nhà nước. 

III. Mục tiêu, yêu cầu

1. Mục tiêu

- Xây dựng CSDL đầy đủ về giá cho Sở Tài chính nhằm: Thu thập  thông tin, dữ liệu về giá tại địa phương quản lý để tạo lập một hệ CSDL về giá đầy đủ, lưu trữ và quản lý tập trung, thống nhất đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ, hỗ trợ cán bộ nghiệp vụ quản lý về giá tổng hợp, thẩm định các mặt hàng, dịch vụ, đất đai, … và khai thác dữ liệu dễ dàng để báo cáo lãnh đạo uỷ ban ra quyết định. Phần mềm có khả năng dùng chung, chia sẽ thông tin dữ liệu vơi CSDL quốc gia về giá, là một phần cấu thành hỗ trợ CSDL quốc gia về giá cập nhật kịp thời theo đúng quy định.

2. Yêu cầu:

- Xây dựng phần mềm đảm bảo:

+ Cập nhật và báo cáo đầy đủ CSDL về mức giá hàng hoá, dịch vụ, gồm: giá hàng hoá, dịch vụ do nhà nước định giá; giá đăng ký của hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá phải thực hiện đăng ký giá trong thời gian áp dụng biện pháp bình ổn giá theo quy định; giá thị trường hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục báo cáo giá trị trường theo quy định của Bộ Tài chính; giá thị trường hàng hoá, dịch  vụ khác do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuốc trung ương và Bộ quản lý ngành, lĩnh vực tự quy định thuộc nội dung CSDL giá của mình; giá tài sản thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, tài sản tài chính, tài sản vô hình; giá tính lệ phí trước bạ do UBND tỉnh, thành phố ban hành; tính giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; giá tính thuế tài nguyên; khung giá đất do chính phủ ban hành, bảng giá đất do UBND Tỉnh/ Thành phố ban hành, giá trúng đấu giá tại địa phương và giá đất giao dịch trên thị trường; giá giao dịch bất động sản; giá trúng thầu hàng hoá, dịch vụ được mua sắm theo quy định của pháp luật; giá thị trường hàng hoá, dịch vụ cần thiết khác phục vụ công tác dự báo và quản lý nhà nước về giá.

+ Cập nhật và báo cáo đầy đủ CSDL về thẩm định giá gồm: Giá tài sản được thẩm định giá như đất đai, nhà, công trình xây dựng, máy, thiết bị, phương tiện vận tải, dây truyền công nghệ, tài sản khác và thông tin, tài liệu liên quan đến kết quả thẩm định giá theo quy định của pháp luật về thẩm định giá; thông tin về doanh nghiệp thẩm định giá và tình trạng hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp ; danh sách và thông tin về thẩm định viên về giá, thẩm định viên về giá hành nghề, danh sách thẩm định viên về giá bị tước thẻ, thu hồi thẻ thẩm định viên về giá; hoạt động thi, quản lý, cấp và thu hồi thẻ thẩm định viên về giá; hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và cập nhật kiến thức nghiệp vụ thẩm định giá và các thông tin có liên quan khác.

+ Cập nhật các văn bản nhà nước về giá thường xuyên và kịp thời.

+ Cập nhật các thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước về giá như: tình hình thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về giá và thẩm định giá; quỹ bình ổn giá các mặt hàng thuộc danh mục bình ổn giá theo quy định của pháp luật; các thông tin, chỉ tiêu kinh tế vĩ mô trong nước và thế giới như tài khoản quốc gia, tài sản công, tiền tệ, chứng khoán, thương mại, chỉ số giá, các chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế thế giới, trong nước; các thông tin khác phục vụ công tác quản lý nhà nước về giá.

+Quản lý các thông tin thẩm định giá các mặt hàng và in chứng thư thẩm định giá.

+ Trao đổi với CSDL quốc gia về giá các dữ liệu như: CSDL về giá hàng hoá, dịch vụ do nhà nước định giá hàng hoá dịch vụ thuộc danh mục bình ổn gia, kê khai giá thuộc thẩm quyền của địa phương; CSDL về giá hàng hoà dịch vụ thuộc danh mục báo cáo giá trị trường theo quy định tại Thông tư số 55/2011/TT-BTC; CSDL về giá do các cơ quan thuộc lĩnh vực hải quan, thuế, quản lý công sản trên địa bàn xây dựng, kết nối với CSDL giá của Sở Tài chính; CSDL về giá do các Sở quản lý ngành, lĩnh vực và Phòng Tài chính – Kế hoạch các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; CSDL liên quan về giá khác (nếu có) do Sở Tài chính tự xây dựng.

- Đào tạo và chuyển giao đảm bảo đơn vị có thể chủ động quản lý và tiếp tục vận hành, sử dụng, khai thác sau này.

- Phần mềm đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng, các quy định về đảm bảo an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.

- Tuân thủ hệ thống Danh mục điện tử dùng chung trong lĩnh vực Tài chính.

* Hệ thống kho dữ liệu giá:

-       Là công cụ mạnh mẽ thông minh hỗ trợ đắc lực trong công tác quản lý và điều hành về giá của Sở Tài chính cũng như các Phòng tài chính. 

-       Quản lý tập trung và xuyên suốt từ cấp Địa phương tới cấp Tỉnh và cho phép trao đổi với BTC

-       Cung cấp và không giới hạn các danh mục về hàng hóa, linh hoạt trong cách tính toán… không giới hạn về số lần thu thập giá (theo định kỳ hoặc bất kỳ khi nào có biến động…)

-       Giúp cho các Cấp tổng hợp, cấp lãnh đạo sẽ nắm bắt được các thông tin giá cả thay đổi theo thị trường. Từ đó đưa ra các đánh giá cũng như những quyết định phù hợp trong công tác chỉ đạo bình ổn giá

-       Cung cấp các thông tin phù hợp khi đưa ra quyết định đấu giá, quyết định dự trữ, và cung cấp các thông tin một cách đầy đủ và trực quan, minh bạch khi hiện nay các tỉnh đều có chủ chương mua sắm tập trung

-       Cho phép triển khai, đăng ký và phê duyệt giá trực tuyến chi tiết tới nhiều đối tượng người dùng:

▪      Thu thập dữ liệu Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương;

▪      Giá cụ thể của sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi do địa phương quản lý;

▪      Giá của dịch vụ sử dụng đường bộ do địa phương quản lý;

▪      Thu thập dữ liệu giá các loại đất; Giá nước sạch sinh hoạt trên địa bàn;

▪      Giá tối đa của dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ trên địa bàn;

▪      Thu thập dữ liệu Giá dịch vụ giáo dục, đào tạo áp dụng đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập thuộc tỉnh;

▪      Giá tối đa đối với dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh;

▪      Thu thập dữ liệu Mức trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hóa thuộc danh mục được trợ giá, trợ cước vận chuyển chi từ ngân sách địa phương và trung ương; mức giá hoặc khung giá bán lẻ hàng hóa được trợ giá, trợ cước vận chuyển; giá cước vận chuyển cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu thuộc danh mục được trợ giá phục vụ đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa

Đảm bảo có thể thu thập đầy đủ các loại giá hàng hóa trên địa bàn quản lý và giá hàng hóa, dịch vụ khác trên địa bàn theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

* Đối tượng sử dụng:

  • Cán bộ quản quản lý thuộc các cơ quan Tài chính:  Sở Tài chính, Phòng Tài chính – Kế hoạch và các đơn vị thực hiện báo cáo.
  • Lãnh đạo Sở, Phòng, UBND có  liên quan tới công tác điều về giá cả thị trường

 

* Các tiện ích cơ bản:

►  Đảm bảo các báo cáo theo thông tư, nghị định mới nhất

-  Báo cáo theo tháng, quý, năm hoặc báo cáo đột xuất của TT 116

-  Báo cáo giá hàng hóa nhập khẩu theo kỳ, theo tháng, quý, năm

-  Báo cáo 15 ngày (Mẫu A, B, C)

-  Báo cáo tháng (Mẫu A, B, C, D)

-  Báo cáo quý (Mẫu A, B, C)

-  Báo cáo năm (Mẫu A, B, C)

-  Báo cáo liệt kê theo thời gian (Một mặt hàng một địa bàn; Một mặt hàng nhiều địa bàn; Nhiều mặt hàng một địa bàn; Nhiều mặt hàng nhiều địa bàn)

-  Báo cáo đặc thù theo quản lý tại các cấp

►  Báo cáo phục vụ lãnh đạo STC, UBND tỉnh

►  Báo cáo Tổng hợp, phân tích giá hàng hóa định giá

►  Báo cáo Tổng hợp, phân tích giá đăng ký kê khai

►  Báo cáo Tổng hợp, phân tích giá thị trường

►  Báo cáo Tổng hợp, phân tích giá tính lệ phí trước bạ

►  Báo cáo Tổng hợp, phân tích giá trị TS TĐG

►  Báo cáo thông tin chi tiết các tài sản được thẩm định giá.

►  Báo cáo danh sách chứng thư thẩm định giá.

►  Hệ thống danh mục không giới hạn, mở rộng nhiều chiều và linh hoạt…

►  Cơ sở dữ liệu tập trung: Sở Tài chính có thể khai thác số liệu trên toàn địa bàn, hoặc tại một Huyện bất kỳ mà không phụ thuộc vào việc tổng hợp từ các đơn vị.

►  Công cụ tra cứu dữ liệu Giá nhanh chóng, chính xác theo nhiều tiêu

►  Trao đổi thông tin

-  Danh mục dùng chung: Địa bàn, đơn vị tiền tệ,…

-  Kết xuất dữ liệu ra nhiều định dạng

►  Sử dụng, khai thác mọi lúc mọi nơi, trên nhiều phương tiện: Hệ thống hoạt động trên cả mạng Lan và Internet. Có thể khai thác trên máy tính cá nhân hoặc các thiết bị di động.

►  Đảm bảo tính an toàn, bảo mật cao kết hợp với giao diện trực quan dễ sử dụng

-  Cơ chế bảo mật chặt chẽ: Toàn khoản đăng nhập được kiểm duyệt chặt chẽ, mật khẩu được mã hóa theo chuẩn quốc tế

-  Hệ thống phân quyền: Áp quyền truy cập tới từng chức năng nhỏ nhất, tới số liệu của từng Huyện…

* Lưu trữ và trao đổi thông tin:

►  Hệ thống có thể lưu trữ dữ liệu lâu dài theo nhu cầu người dùng

► Bảo mật nhiều lớp, đảm bảo an toàn thông tin

► Hệ thống tập trung và xuyên suốt từ cấp trên xuống tới cấp địa phương, tới nhiều đối tượng người dùng

► Báo cáo theo biểu đồ trực quan

IV Giá sản phẩm và hình thức triển khai:

1. Giá phần mềm:

+ Giá sản phẩm: Giá chi tiết theo Báo giá (Nhận đặt riêng theo yêu cầu của từng khách hàng)

2. Hình thức triển khai:

+ Mỗi đơn vị sử dụng được cấp 2 hoặc 3 user cho người sử dụng trực tiếp, người sử dụng sẽ truy cập vào đường Link trên internet để đăng nhập vào chương trình và thực hiện các thao tác nghiệp vụ